1. Giải thưởng Sáng tạo tương lai – VietFuture Awards là gì?
Trả lời: Giải thưởng Sáng tạo tương lai – VietFuture Awards là giải thưởng được tổ chức thường niên bởi Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) từ năm 2023.
Giải thưởng được trao cho:
(1) Các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên thuộc 16 lĩnh vực (xem TẠI ĐÂY)
(2) Các dự án theo đặt hàng của doanh nghiệp (Xem TẠI ĐÂY)
(3) Các dự án R&D của các trường đại học, cao đẳng trên cả nước có mong muốn thương mại hóa
Giải thưởng là nơi kết nối hợp tác giữa các trường đại học và doanh nghiệp trong lĩnh vực khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và nghiên cứu và phát triển, kết nối thương mại hoá các đề tài nghiên cứu và tuyển dụng.
2. Chi phí tham dự Giải thưởng như thế nào?
Trả lời: Đây là chương trình miễn phí đăng ký dành cho tất cả các sinh viên Đại học, Cao Đẳng trên toàn quốc
3. Quy mô một nhóm tham dự gồm bao nhiêu người?
Trả lời: Một nhóm dự án tham dự từ 2-5 người
4. Sinh viên có thể tham gia Giải thưởng với nhiều lĩnh vực được không ?
Trả lời:
Đối với các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên thuộc 16 lĩnh vực: Mỗi dự án có thể đăng ký tham gia 3 lĩnh vực dự thi
Đối với các dự án theo đặt hàng của doanh nghiệp: Không giới hạn dự án và số lượng sinh viên tham gia
5. Sinh viên có thể tham gia nhiều dự án một lúc được không?
Trả lời: Sinh viên có thể tham gia nhiều dự án trong cuộc thi
6. Giải thưởng được tổ chức bao nhiêu Vòng?
Trả lời: Giải thưởng được tổ chức 2 vòng:
(1) Sơ tuyển tại các trường Đại học/Cao đẳng từ ngày 5/3/2024 – 11/11/2024
(2) Vòng Chung tuyển toàn quốc với các hoạt động thuyết trình, demo dự án trực tiếp trước Hội đồng đánh giá, triển lãm showcase, kết nối hợp tác, tuyển dụng thực hiện ngay tại địa điểm Vòng Chung tuyển toàn quốc của Giải thưởng tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, 02-03/12/2024.
7. Các hoạt động tại Vòng Chung tuyển gồm những gì?
Trả lời: Các nhóm dự án sau khi nộp hồ sơ sẽ được xếp vào các hội đồng đánh giá theo các nhóm lĩnh vực và tham gia các hoạt động:
8. Thuyết trình trước Hội đồng đánh giá
Mỗi đề cử trình bày trước hội đồng theo khung thời gian sau:
- 03 phút: Chuẩn bị kỹ thuật, giới thiệu
- 05 phút: Thuyết trình, demo sản phẩm, giải pháp, dịch vụ
- 10 phút: Hỏi đáp với Ban giám khảo
- 02 phút: thu thiết bị và rời khỏi phòng
9. Triển lãm demo sản phẩm, dự án khởi nghiệp
Lưu ý: Kinh phí ăn ở đi lại do Nhà trường và các nhóm dự án tự trang trải, khu demo sản phẩm, ứng dụng… và kết nối giao lưu, hợp tác do Ban Tổ chức cung cấp miễn phí
Lễ trao và Công bố Giải thưởng Sáng tạo tương lai VietFuture Awards 2024 sẽ được tổ chức cùng ngày sau khi diễn ra Vòng Chung tuyển toàn quốc tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia, 02-03/12/2024.
10. Ban tổ chức có hỗ trợ gì cho sinh viên tại Vòng Chung tuyển tại Hà Nội không?
Trả lời: Khu triển lãm demo sản phẩm, ứng dụng… và kết nối giao lưu, hợp tác sẽ do Ban Tổ chức cung cấp miễn phí cho sinh viên. Kinh phí di chuyển, ăn ở, đi lại tại Hà Nội do Nhà trường và các nhóm dự án tự trang trải.
11. Quyền lợi khi tham gia Giải thưởng là gì?
Trả lời: Sinh viên tham gia Giải thưởng sẽ nhận được các quyền lợi:
- Được trao giấy chứng nhận tham gia Giải thưởng trong Lễ trao và Công bố Giải thưởng tại Hà Nội
- Được tham gia triển lãm và giới thiệu thiệu sản phẩm miễn phí tại Chung kết cuộc thi
- Được hỗ trợ kết nối giới thiệu sản phẩm/giải pháp tới các doanh nghiệp quân tâm, đầu tư
- Có cơ hội được đầu tư dự án hoặc cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp
- Được giới thiệu với các chuyên gia, quỹ đầu tư, nhà đầu tư để tiếp tục hoàn thiện dự án triển khai thực tế
- Được kết nối với Doanh nghiệp, tư vấn tuyển dụng, tư vấn đào tạo tại chuỗi Hội thảo: “Chat với CEO” tại các Trường Đại học, Cao đẳng
- Được đề cử tham gia Giải thưởng APICTA tổ chức tại Brunei – được coi là Giải Oscar của ngành Công nghệ thông tin
- Được tài trợ toàn bộ phần hạ tầng Cloud dành cho toàn bộ các nhóm tham gia Giải thưởng bởi Alibaba Cloud
- Có cơ hội nhận được tài trợ tham gia tập huấn, phát triển và hoàn thiện các ý tưởng, giải pháp đổi mới sáng tạo của mình tại Đức lên tới 30,000 EURO (theo chương trình tài trợ của Đại học Leipzig)
12. Quyền lợi của sinh viên khi đạt giải là gì?
Trả lời: Sinh viên đạt giải sẽ nhận được các quyền lợi:
- Được trao thưởng gồm hiện kim, hiện vật từ Nhà tài trợ và Doanh nghiệp dành cho nhóm dự án đạt giải.
- Được trao giấy chứng nhận tham gia Giải thưởng trong Lễ trao và Công bố Giải thưởng tại Hà Nội
- Được đề cử tham gia Giải thưởng APICTA tổ chức tại Brunei – được coi là Giải Oscar của ngành Công nghệ thông tin.
- Một đội duy nhất (tối đa 4 thành viên bao gồm mentor) – sẽ được mời tham gia Hội nghị công nghệ thường niên toàn cầu Apsara Conference của Alibaba Cloud tại Hàng Châu – Trung Quốc.
- Có cơ hội nhận được tài trợ tham gia tập huấn, phát triển và hoàn thiện các ý tưởng, giải pháp đổi mới sáng tạo của mình tại Đức lên tới 30,000 EURO (theo chương trình tài trợ của Đại học Leipzig)
- Được hỗ trợ kết nối giới thiệu sản phẩm/giải pháp tới các doanh nghiệp quân tâm, đầu tư
- Có cơ hội được đầu tư dự án hoặc cơ hội việc làm tại các doanh nghiệp
- Được giới thiệu với các chuyên gia, quỹ đầu tư, nhà đầu tư để tiếp tục hoàn thiện dự án triển khai thực tế
13. Cơ cấu giải thưởng là gì?
Trả lời:
- Mỗi lĩnh vực sẽ trao 3 Giải thưởng: Nhất, Nhì, Ba và 2 Giải Tiềm năng cùng các giải thưởng do các doanh nghiệp và nhà tài trợ trao (Nếu có).
- Các doanh nghiệp/nhà tài trợ sẽ lựa chọn và trao giải riêng cho các dự án theo đặt hàng của doanh nghiệp nếu đạt yêu cầu.
- Trường đại học/cao đẳng đứng đầu bảng cẩm sắc sẽ được trao cờ Nhất, Nhì, Ba toàn đoàn.
14. Quyền lợi dành cho các Trường Đại học, Cao đẳng khi tham gia Giải thưởng là gì?
Trả lời: Trường Đại học, Cao đẳng phát động cho sinh viên tham gia Giải thưởng sẽ có cơ hội:
- Thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại các Trường Đại học, Cao đẳng
- Giải thưởng là môi trường giúp sinh viên nghiên cứu và phát triển, ngoài ra sinh viên có thể cọ xát và thực hiện triển khai các dự án đặt hàng thực tế từ doanh nghiệp
- Sinh viên của Trường có cơ hội được tuyển dụng khi tham gia Giải thưởng
- Các trường có cơ hội hợp tác với Doanh nghiệp thực hiện các dự án R&D với chi phí thấp
- Các trường có nhiều dự án đạt giải sẽ được ghi nhận, góp phần nâng cao thương hiệu, thúc đẩy hợp tác giữa nhà trường, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực: đào tạo, tuyển dụng, R&D, khởi nghiệp…
- Trường đại học/cao đẳng đứng đầu bảng cẩm sắc sẽ được trao cờ Nhất, Nhì, Ba toàn đoàn.
15. Sinh viên và các trường Đại học, Cao đẳng đăng ký tham gia Giải thưởng thế nào?
Trả lời:
Bước 1:
- Đối với các dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của sinh viên: Sinh viên nộp các dự án thuộc 16 lĩnh vực của Giải thưởng, các dự án R&D mong muốn thương mại hoá cho Trường sơ loại. Quý trường lựa chọn tối đa 03 đề cử cho mỗi lĩnh vực tham gia vòng Chung tuyển toàn quốc. Mỗi dự án được đăng ký tối đa 3 lĩnh vực. Các dự án được mời mentor là lãnh đạo doanh nghiệp hướng dẫn.
- Đối với các dự án theo đặt hàng của doanh nghiệp: Quý trường lựa chọn các nhóm sinh viên xuất sắc, thành lập nhóm dự án để triển khai dự án theo bài toán từ doanh nghiệp. Doanh nghiệp đặt hàng sẽ cử mentor hướng dẫn nhóm dự án. Số lượng sinh viên các nhóm tham gia dự án không giới hạn.Thông tin dự án đặt hàng từ doanh nghiệp xem TẠI ĐÂY.
Bước 2:
- Sinh viên tạo hồ sơ cá nhân (profile/CV) bằng cách đăng ký tài khoản trên nền tảng InnoConnect: https://innoconnect.vn/
- Quý trường gửi danh sách sinh viên tham gia Giải thưởng kèm hồ sơ cá nhân (profile/CV) của sinh viên trên nền tảng InnoConnect: https://innoconnect.vn/ cho Ban tổ chức bằng cách điền Phiếu đăng ký tham dự Giải thưởng, (Tải phiếu đăng ký TẠI ĐÂY)
Bước 3: Các dự án sau khi được Trường sơ tuyển sẽ nộp hồ sơ tham gia vòng Chung tuyển toàn quốc tại link: https://vietfuture.vinasa.org.vn/. Hạn nộp hồ sơ: 11/11/2024